Máy tính được yêu thích
Ngôn ngữ của website [ar] [cs] [de] [en] [es] [fa] [fr] [it] [ms] [nl] [pt] [pt_br] [ro] [ru] [sr] [sr@latin] [th] [uk] [vi] [zh]
Tất cả ấn bản của bài này: [čeština] [English] [français] [italiano] [Bahasa Malaysia] [română] [русский] [Tiếng Việt]
Website hiện đang trong quá trình biên dịch. Một số liên kết trong trang này có thể dẫn đến nội dung tiếng Anh.
“Doudou” là một từ tiếng Pháp dùng để chỉ con gấu bông hay cái áo, cái khăn mà trẻ luôn mang theo bên mình, ôm chặt nó trong tay trước khi chìm vào giấc ngủ. Trong tiếng Trung Quốc, từ 豆豆 cũng có cùng ý nghĩa và cùng cách phát âm. Linux là một hệ điều hành đầy đủ nhưng ít được công chúng biết đến. Nó có thể chạy trên bất cứ một máy vi tính nào, từ máy cấu hình yếu đến máy cấu hình mạnh. Vậy nên, mục tiêu của DoudouLinux là cung cấp cho trẻ em “một chiếc máy vi tính được yêu thích”, một thiết bị đáp ứng được nhu cầu của trẻ đến mức trẻ sẽ thích mang nó đi bất cứ đâu! Và vì điều khoản trong giấy phép sử dụng của DoudouLinux rất ít ràng buộc, trẻ hoàn toàn có thể sử dụng và mang DoudouLinux đi khắp nơi.
DoudouLinux được thiết kế từ ý tưởng dành cho những người dùng máy vi tính nhưng không muốn quản lý nó mà chỉ muốn làm sao để họ có thể dễ sử dụng cho nhu cầu công việc của mình:
Các tính năng được tuỳ ý thêm vào. Và khi hoàn tất vài điều chỉnh, người dùng chỉ làm việc với ứng dụng và dữ liệu của họ, và cuối cùng là kết nối các thiết bị ngoại vi. Để đạt được điều này, hệ thống phải có khả năng tự tuỳ biến càng nhiều càng tốt. DoudouLinux cố gắng tạo nên một môi trường có khả năng làm tất cả những điều này. Có thể bạn được khuyến cáo rằng các máy chơi điện tử dễ dùng hơn các máy vi tính. Nhưng sự thật thì các máy chơi điện tử cũng là máy vi tính. Vậy thì tại sao lại để việc sử dụng máy vi tính trở nên phức tạp hơn?
Tên của các phiên bản DoudouLinux gồm có Gondwana cho các phiên bản 1.x và Hyperborea cho các phiên bản 2.x. Các tên nói trên dựa vào các địa danh có thể có thật, từng có hoặc không có. Vì DoudouLinux không chỉ muốn cho thấy sự đa dạng của những hoạt động với máy vi tính mà còn thể hiện sự đa dạng của thế giới, chúng tôi cho rằng dùng các địa danh làm tên các phiên bản là một ý kiến hay. Chẳng hạn:
Tên của các phiên bản sắp tới vẫn chưa được quyết định.
DoudouLinux ra đời từ một loạt thử nghiệm và ý tưởng về hệ thống Linux. Ngoài tính mạnh mẽ và cực kỳ linh hoạt [2], Linux thực sự cung cấp một lượng ứng dụng thú vị mà trẻ có thể dùng, hoặc thậm chí là ứng dụng dành riêng cho trẻ. Tuy nhiên, tương tự với tất cả những hệ thống khác được cài đặt trên một máy vi tính bình thường, giao diện chuẩn của Linux cũng được thiết kế cho nhóm người đã biết dùng máy vi tính. Ngay từ khi bắt đầu, mục tiêu của DoudouLinux vẫn luôn là làm cho trẻ em dễ dàng tiếp cận với Linux và máy vi tính.
Bản thử nghiệm đầu tiên ra mắt vào cuối năm 2006 với những người dùng nhí đầu tiên (độ 3 - 4 tuổi tại thời điểm đó) là con em của những người sáng lập dự án. Ngay lập tức, nó đã khẳng định một sự thật hiển nhiên là một giao diện máy vi tính bình thường không thể đáp ứng các nhu cầu đặt ra vì một lý do rất đơn giản: trẻ không thể đọc chữ trên các trình đơn! Lần thử nghiệm đầu tiên với các buổi học được dựa trên nền tảng là bảng các biểu tượng bố trí trong một môi trường chuẩn [3]. Vài ứng dụng có thể chạy từ các biểu tượng này và đã trở nên phổ biến: Gamine, Pysycache, Cánh Cụt học vẽ, Thiết kế trang phục cho Chàng Khoai Tây, Chương trình giáo dục GCompris, Vui chơi cùng bé.
Sau đó, môi trường phát triển hoàn thiện hơn cho trẻ đã được thiết kế: các buổi học với giao diện dạng thẻ, giống như EeePC và các buổi học chỉ khởi chạy một ứng dụng đơn lẻ. Có hai động cơ thúc đẩy. Một mặt, ở môi trường bình thường, chúng tôi nhận thấy chính chúng tôi đang cố gắng hạn chế hay ẩn đi hầu hết các tính năng (các trình đơn kéo thả, các biểu tượng trên desktop, các trình đơn ngữ cảnh, quản lý tập tin, vv...) Mặt khác, trẻ nhỏ (2 đến 3 tuổi) không hiểu vai trò của chuột và thậm chí là càng có ít hiểu biết hơn đối với bàn phím. Vậy nên sẽ không khả thi nếu để trẻ trong một môi trường mà chúng phải chọn ra cái gì cần làm trong số 50 ứng dụng! Do đó sẽ tốt hơn nếu bắt đầu lại từ một môi trường thu gọn và phát triển dựa trên nó.
Sự kiện đột phá gần nhất xảy ra vào cuối năm 2009 khi mà những người phát triển dự án nhận ra rằng việc tạo một đĩa CD trên nền Debian là cực kỳ đơn giản [4]. Trước đó, DoudouLinux chỉ là một loạt các kịch bản và hướng dẫn tùy chỉnh để tạo môi trường thích hợp cho trẻ. Với đĩa LiveCD, có một môi trường sẵn sàng cho việc sử dụng, dễ dàng nhân rộng, dễ kiểm tra, dễ biên dịch – ít nhất chúng tôi luôn hy vọng như vậy - và dễ dàng cài đặt như ở phiên bản mới đây.
Ngày nay, nhiều người chỉ biết Windows® trên máy tính để bàn vì các hãng máy tính thông thường không cho phép họ có cơ hội khám phá thêm cái gì khác [5]. Tuy nhiên hệ thống Linux đang chạy trên một lượng lớn máy vi tính trên thế giới: từ hệ thống mạng ADSL đến các máy tính toán lớn nhất trên thế giới, bao gồm luôn máy chủ Internet và điện thoại di động, con số này ngày càng lớn lên. Chúng tôi chọn dùng Linux vì những lý do sau:
Chỉ có hai trở ngại là 1) các thiết bị mới có thể không tương thích và 2) một bộ phận người dùng lại e dè trước những gì khác với cái mà họ đã biết. Nếu bạn vẫn nghĩ chúng tôi nên dùng Windows® vì đó là hệ điều hành được dùng phổ biến nhất trên máy vi tính cá nhân, mời bạn đọc trang Vì sao nên dùng DoudouLinux để gián tiếp trả lời phản biện này.
[1] Chọn kiểu bàn phím là chọn cách sắp xếp các chữ cái trên bàn phím.
[2] Linux có thể vận hành hộp ADSL, điện thoại di động của bạn cũng như 95% siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới…
[3] Trong trường hợp này là môi trường Gnome
[4] Nhưng việc tuỳ biến nó thì có thể ngược lại, không đơn giản chút nào.
[5] Dĩ nhiên còn có các máy Macintosh nhưng giá lại rất cao
[6] Cuối năm 2010, có khoảng 60 000 loại mã độc mới được tìm ra mỗi ngày…
[7] Giấy phép của các phần mềm Mỹ nói rằng các phần mềm này không được bán cho một số quốc gia được liệt kê– vì lý do chính trị.
Copyright © DoudouLinux.org team - Tất cả các văn bản từ trang web này được cấp giấy phép xuất bản Creative Commons BY-SA